.::12D3™::.
Chào mừng bạn đến với diễn đàn lớp D3
Ba bí kíp để học Địa Lý thật tốt 46210247ce6d4ec96fe
mời bạn đăng kí tham gia 4r
.::12D3™::.
Chào mừng bạn đến với diễn đàn lớp D3
Ba bí kíp để học Địa Lý thật tốt 46210247ce6d4ec96fe
mời bạn đăng kí tham gia 4r
.::12D3™::.
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

.::12D3™::.


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng Nhập  Đăng kýĐăng ký  
Thống Kê Bài Gửi

Share | 

 

 Ba bí kíp để học Địa Lý thật tốt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Ba bí kíp để học Địa Lý thật tốt Empty07/04/10, 08:55 pm

phu dan so

TỔNG TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 12D3

phu dan so

TỔNG TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 12D3

Nam
số bài đã gửi : 2676
ngày sinh : 21/02/1992
Ngày tham gia : 23/05/2009
tuổi : 32
đến từ : D3 thân yêu

Bài gửiTiêu đề: Ba bí kíp để học Địa Lý thật tốt

 
Bạn Nguyễn Thị Châu Loan, hai năm liền đạt giải
nhì quốc gia môn Địa Lý, cựu học sinh Chuyên Hùng Vương Phú Thọ, cử
nhân lớp chất lượng cao khoa Địa – ĐHSP Hà Nội sẽ chia sẻ với các bạn
kinh nghiệm học và thi môn Địa đấy!





Ba bí kíp để học Địa Lý thật tốt Tdt_butchi_nguontin Theo PLXH







Một trong những bất ngờ đối với teen 12 năm nay là sự
xuất hiện của cả Lịch sử và Địa Lý trong kỳ thi tốt nghiệp. Chính điều
này đã khiến cho không ít bạn, nhất là các bạn theo khối A lo lắng “học
làm sao nổi?”. Bạn Nguyễn Thị Châu Loan, hai năm liền đạt giải nhì quốc
gia môn Địa Lý, cựu học sinh Chuyên Hùng Vương Phú Thọ, cử nhân lớp
chất lượng cao khoa Địa – ĐHSP Hà Nội sẽ chia sẻ với các bạn kinh nghiệm
học và thi môn Địa.

Cấu trúc hình xương


Để có thể nắm được những kiến thức cơ bản của môn Địa
thì trước hết các bạn cần nắm được một sơ đồ cấu trúc dạng xương cá.
Chúng ta có ba phần chính là: Địa lý tự nhiên và dân cư; Địa lý các
ngành kinh tế và Địa lý vùng kinh tế. Trong mỗi phần này lại chia ra
từng bài, trong từng bài lại có từng ý lớn. Như vậy, sau khi đã có được
khung của toàn chương trình, các bạn đã có được một hình dung về những
nội dung cơ bản mà mình cần ôn tập để “đắp thịt” vào.

Một đặc điểm của bài thi môn Địa là các ý lớn, ý nhỏ
được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc theo các đề mục 1,2,3...hoặc
a,b,c...Do đó, các bạn học sinh cần nắm được ý chính trong mỗi phần, mỗi
câu để từ đó triển khai ra. Ví dụ: đặc điểm của đất nước có nhiều đồi
núi có ba hay bốn đặc điểm nhỏ (ý lớn). Từ các ý này, các bạn tiếp tục
triển khai theo ý hiểu và đưa các dẫn chứng vào.

Trước khi làm bài thi, các bạn cần gạch sẵn ra giấy
nháp những ý lớn này để tránh bỏ sót trong quá trình làm bài. Các ý lớn
cần đặt ở đầu đoạn để giúp cho bài viết mạch lạc, dễ triển khai và
thuận lợi cho người chấm. Đối với bài Địa Lý (ngay cả với Lịch sử và
Văn) thì một câu trả lời tốt trước hết phải đủ ý.

Về mặt số liệu, các bạn không cần thiết phải nhớ
tuyệt đối số liệu nhưng cần nhớ chính xác một cách tương đối. Ví dụ,
diện tích phần đất liền nước ta là 329.247 km2, nếu các bạn không nhớ
được chính xác thì có thể nói diện tích đất liền nước ta là hơn 329.000
km2 hay gần 330.000 km2. Tất nhiên, điều này không đồng nghĩa với những
sai lệch quá lớn không chấp nhận được.
Các bạn cũng không nhất thiết phải nhớ hết cả một
dãy số liệu quá dài nhưng nhất thiết phải nhớ được những số liệu cơ bản
làm dẫn chứng cho bài viết. Ví dụ: dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số
nước ta thì cần nắm được những mốc quan trọng, thường là đầu – cuối hoặc
những năm có sự biến động lớn như tăng, giảm đột ngột....
Ba bí kíp để học Địa Lý thật tốt 7410HDdia
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa


Sử dụng Atlat như
thế nào?

Một trong những lợi thế quan trọng của học sinh thi
tốt nghiệp so với thi đại học là được mang Atlat địa lý Việt Nam vào
phòng thi. Thế nhưng, rất nhiều bạn chưa có kỹ năng đọc bản đồ hoặc
không biết sử dụng Atlat khiến cho trong nhiều trường hợp có Atlat mà
trở nên “vô dụng”.

Để có thể khai thác tốt Atlat thì trước hết các bạn
cần nắm được nội dung của bản đồ, xem trang này có những đối tượng địa
lý nào? Ngoài bản đồ chính có biểu đồ, sơ đồ gì không? Nắm vững bảng ký
hiệu nằm ở trang bìa. Xem trong bảng chú thích: các nội dung mình cần
tìm được kí hiệu như thế nào? Các màu sắc, các biểu đồ trên bản đồ, các
kí hiệu... nó có ý nghĩa gì trên bản đồ đó?

Thực ra, theo kinh nghiệm thì các bạn chỉ nên dùng
Atlat như là một phương tiện làm dẫn chứng. Điều quan trọng trước hết là
các bạn phải nắm được kiến thức cơ bản, hay dàn ý lớn từ đó lấy dẫn
chứng ở Atlat vào bài viết. Đây cũng là một phương pháp rất hữu ích để
các bạn có thể học nhanh bài Địa Lý (nhớ hình ảnh nhanh hơn nhớ chữ
viết).

Cụ thể, ví dụ khi học về vị trí địa lý, phạm vi lãnh
thổ các bạn có thể mở trang vị trí địa lý. Kết hợp những kiến thức trong
sách giáo khoa với hình ảnh trên bản đồ sẽ giúp các bạn nhớ bài tốt hơn
và nắm được cốt lõi của vấn đề. Các bạn nhìn thấy ngay trên bản đồ là
nước ta tiếp giáp với những nước nào? Ở phía nào? có các quần đảo
nào....

Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể sử dụng Atlat như
một nguồn số liệu (thay vì phải nhớ rất nhiều số liệu từ sách giáo
khao). Ví dụ, số liệu về dân số Việt Nam qua các năm hay tên của các đô
thị, các trung tâm công nghiệp, các bãi biển du lịch...

Làm sao để nhận dạng
đúng biểu đồ

Các bài thực hành vẽ biểu đồ như biểu đồ cột, biểu đồ
tròn, biểu đồ đường, biểu đồ miền là dạng bài thực hành mà chúng ta rất
dễ “kiếm” điểm nhưng điều quan trọng nhất mà các teen 12 gặp phải đó là
“làm sao để nhận dạng đúng bản đồ”?

Một mẹo nhỏ cho các bạn là: trong yêu cầu vẽ biểu đồ
(ý thứ nhất) thường đã có gợi mở về dạng biểu đồ. Nếu có từ “thể hiện cơ
cấu” thì các bạn nên nghĩ tới biểu đồ tròn và biểu đồ miền (dưới ba năm
là biểu đồ tròn, trên ba năm là biểu đồ miền). Nếu có từ “diễn biến”
hay “tốc độ tăng trưởng” thì các bạn nên nghĩ đến biểu đồ đường.

Để có thể đạt điểm tuyệt đối trong bài thực hành vẽ
biểu đồ, các bạn cần bảo đảm đầy đủ các yếu tố như: tên đơn vị trên trục
tung (nghìn người, nghìn ha...); bảng chú thích; tên biểu đồ (Biểu đồ
thể hiện....).

Nhật xét biểu đồ cần căn cứ vào biểu đồ đã vẽ, các số
liệu đã tính toán. Cần nhận xét chung (nhìn tổng quát, diễn biến của
toàn bộ số liệu) trước khi nhận xét từng đối tượng cụ thể. Trong quá
trình nhận xét cần chỉ rõ xem đại lượng đó tăng hay giảm? Các đại lượng
đầu cuối. Đối với một giai đoạn nhiều năm có thể chia thành từng giai
đoạn để nhận xét. Chú ý các thời điểm có sự diễn biến đột ngột của đối
tượng. Giải thích cần vận dụng tổng hợp các nhân tố (tự nhiên, xã hội)
để giải thích cho vấn đề.

Trên đây, là những kinh nghiệm học và thi môn Địa Lý
hết sức cơ bản nhưng nó không phải là cẩm nang để áp dụng cho tất cả mọi
đối tượng. Các bạn cần có cách thức vận dụng sao cho hợp lý và linh
hoạt cho mỗi đề thi để đạt được kết quả cao nhất.


Ba bí kíp để học Địa Lý thật tốt Empty09/04/10, 05:02 pm

red_devil_pro9x

Tổng tham mưu sư đoàn d3vodoi

red_devil_pro9x

Tổng tham mưu sư đoàn d3vodoi

Nam
số bài đã gửi : 2187
ngày sinh : 01/01/1992
Ngày tham gia : 27/05/2009
tuổi : 32
đến từ : Hà Nội

Bài gửiTiêu đề: Re: Ba bí kíp để học Địa Lý thật tốt

 
đau cả mắt, post lên làm gì:|


Ba bí kíp để học Địa Lý thật tốt Empty09/04/10, 06:38 pm

phu dan so

TỔNG TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 12D3

phu dan so

TỔNG TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 12D3

Nam
số bài đã gửi : 2676
ngày sinh : 21/02/1992
Ngày tham gia : 23/05/2009
tuổi : 32
đến từ : D3 thân yêu

Bài gửiTiêu đề: Re: Ba bí kíp để học Địa Lý thật tốt

 
nhìn dòng in đậm gạch chân :)


Ba bí kíp để học Địa Lý thật tốt Empty09/04/10, 07:34 pm

red_devil_pro9x

Tổng tham mưu sư đoàn d3vodoi

red_devil_pro9x

Tổng tham mưu sư đoàn d3vodoi

Nam
số bài đã gửi : 2187
ngày sinh : 01/01/1992
Ngày tham gia : 27/05/2009
tuổi : 32
đến từ : Hà Nội

Bài gửiTiêu đề: Re: Ba bí kíp để học Địa Lý thật tốt

 
cái này tao biết lâu r`YOYO


Ba bí kíp để học Địa Lý thật tốt Empty



Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Ba bí kíp để học Địa Lý thật tốt

 

 

Ba bí kíp để học Địa Lý thật tốt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
.::12D3™::. :: Góc học tập :: .::Các môn khác::.-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất